Quy hoạch phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông Long An đến năm 2020 có những nội dung chính sau đây:
a) Đường bộ
Đường bộ cao tốc:
+ Đoạn Bến Lức - Long
Thành (cao tốc liên vùng phía Nam), dài khoảng 58 km, quy mô xây dựng 4 - 8 làn
xe; giai đoạn đến 2020 đầu tư quy mô 4 làn xe.
+ Đoạn Thành phố Hồ
Chí Minh - Trung Lương, dài khoảng 40 km, nâng cấp, mở rộng quy mô 8 làn xe vào
thời điểm thích hợp.
Quốc lộ:
- Nâng cấp, cải tạo
Quốc lộ 1: Đoạn trong Vùng từ Thành phố Hồ Chí Minh đến thị xã Cai Lậy (tỉnh
Tiền Giang), dài khoảng 229,5 km. Trong đó:
+ Quốc lộ 1 phía Nam
Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn nút giao An Lạc - Vành đai 4 (Bến Lức), dài khoảng
10 km, quy mô 8 làn xe, tiêu chuẩn đường ô tô cấp I.
+ Đoạn từ Bến Lức
(Vành đai 4) đến thành phố Tân An với quy mô 8 làn xe, đường ô tô cấp I. Đồng
thời dành quỹ đất rộng 10 m dự kiến xây dựng tuyến đường sắt đô thị 3a (Tân An
- Thành phố Hồ Chí Minh) và bố trí đường song hành để phát triển đô thị trục
Tân An - Bến Lức.
+ Đoạn Vành đai 2 -
thị trấn Cần Giuộc, dài khoảng 15 km, quy mô 6 làn xe, tiêu chuẩn đường ô tô
cấp II.
Đường vành đai
- Đường Vành đai 3
với chiều dài khoảng 89 km, quy mô 6 - 8 làn xe, tiêu chuẩn đường cao tốc đô
thị được phê duyệt quy hoạch chi tiết theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28
tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, có cập nhật điều chỉnh quy mô mặt cắt
ngang đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn là 32 m, kết hợp xây dựng cao tốc vành đai 3 trên
cao; hoàn thành trước năm 2020.
- Đường Vành đai 4
với chiều dài khoảng 198 km, quy mô 6 - 8 làn xe, tiêu chuẩn đường cao tốc đô
thị được phê duyệt quy hoạch chi tiết theo Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28
tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành trước năm 2020 đoạn Bến
Lức - Long An đến cuối tuyến trục Bắc - Nam Thành phố Hồ Chí Minh và đoạn Phú
Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
b) Đường sắt
- Nghiên cứu xây dựng
mới tuyến đường sắt đôi chuyên dụng khổ 1.435 mm, dài khoảng 38 km kết nối từ
đường sắt Quốc gia tới cảng Hiệp Phước và ga cảng Long An. Điểm đầu từ ga Long
Định của tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ, tuyến đi đến
ga Tiền cảng Hiệp Phước, từ đây tuyến rẽ 2 nhánh đi vào cảng Hiệp Phước và khu
cảng Đông Nam Á thuộc tỉnh Long An.
- Hình thành mạng
đường sắt đô thị tuyến số 3a Long An - Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển các
tuyến đường sắt vận chuyển khách nội - ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ga hàng: Ga lập tàu và bãi hàng ga tổng hợp hàng hóa và
cảng cạn Tân Kiên; ga hàng hóa Long Định - là ga nối ray xuống cảng Hiệp Phước
và phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho các cụm công nghiệp Bến Lức, Long An (diện tích
khoảng 15 ha).
c) Đường thủy
Cảng biển:
+ Khu bến Cần Giuộc -
Long An (trên sông Soài Rạp): Gồm các bến tổng hợp và chuyên dùng cho tàu
20.000 - 50.000 DWT và 70.000 DWT giảm tải qua cửa Soài Rạp, chức năng chung là
khu bến vệ tinh của cảng đầu mối khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Luồng hàng hải:
- Tuyến cảng Sài Gòn
- Mộc Hóa (tỉnh Long An), dài khoảng 143,4 km, giữ cấp hiện tại, đảm bảo cấp
III.
- Nạo vét, nâng cấp
kênh Trà Cú nối kênh Dương Văn Dương (Từ sông Vàm Cỏ Tây qua sông Vàm Cỏ Đông
(tỉnh Long An) tiêu chuẩn kênh cấp IV theo quyết định 638/QĐ-TTg ngày 28 tháng
4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tuyến sông Sài Gòn
- sông Chợ Đệm Bến Lức, dài khoảng 13,4 km, tiêu chuẩn cấp III.
Cảng thủy nội địa:
- Xây mới cảng Tân
An: Tiếp nhận tàu đến 1.000 DWT, công suất 0,5 triệu tấn/năm và đến năm 2030 là
1 triệu tấn/năm.
- Xây mới các cảng
tại tỉnh Long An: Cảng BMT, cảng Kim Tín, cảng Thiên Lộc Thành, cảng Cần Giuộc,
cảng Tân An; tiếp nhận tàu từ 1.000 - 3.000 DWT, công suất từ 0,3 - 0,7 triệu
tấn/năm; đến năm 2030 tiếp nhận tàu từ 2.000 - 5.000 DWT, công suất từ 0,8 -
1,3 triệu tấn/năm.
- Đầu tư chiều sâu,
nâng cấp các cảng, bến thủy nội địa địa phương hiện có cho các cỡ tàu 500 -
1.000 DWT, xây dựng, nâng cấp một số cảng khách cho tàu 100 - 250 ghế.
d) Cảng cạn
- Khu vực Đông Bắc
Thành phố Hồ Chí Minh: Xây dựng cảng cạn Trảng Bom với công suất thông qua
khoảng 6 triệu TEU/năm, phục vụ hàng hóa chủ yếu qua cảng Vũng Tàu và Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Khu vực Tây Nam
Thành phố Hồ Chí Minh: Hình thành cảng cạn Tân Kiên với công suất thông qua
khoảng 1,7 triệu TEU/năm, phục vụ hàng hóa chủ yếu qua cảng Thành phố Hồ Chí
Minh, Vũng Tàu và cảng Tiền Giang.
- Xây dựng và phát
triển hệ thống cảng cạn theo quy hoạch của địa phương (cảng cạn Đức Hòa, cảng
cạn Bến Lức...). Từng bước hình thành và phát triển hệ thống các cảng cạn tại
các đầu mối nhằm thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ
logistics.
0 nhận xét: